Hoàn tiền nếu không hài lòng khi mua online (Xem chi tiết)
Chỉ thanh toán khi nhận hàng (COD)
Giao hàng tận nơi toàn quốc
Mua sản phẩm chính hãng 100%
Thuốc Gliclazide 80mg thuộc nhóm thuốc hormone, nội tiết tố, có thành phần là Gliclazide, viên nén hàm lượng 80mg. Ngoài ra, thuốc Gliclazide còn có dạng viên nén 40mg; viên nén giải phóng kéo dài 30mg và 60mg. Thuốc Gliclazide được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường.
1. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Gliclazide 80mg
Chỉ định: Gliclazide là 1 hoạt chất chống đái tháo đường sulfonylurea. Thuốc Gliclazide 80mg được chỉ định sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường khởi phát giai đoạn trưởng thành (đái tháo đường tuýp 2).
Chống chỉ định:
Người bệnh quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, các sulfonylurea, sulfonamid khác;
Bệnh tiểu đường tuýp 1;
Tiền hôn mê tiểu đường, hôn mê;
Bệnh tiểu đường phức tạp do nhiễm toan hoặc nhiễm ceton;
Người bệnh tiểu đường sau chấn thương nặng, đang nhiễm trùng hoặc đang phẫu thuật;
Người bệnh suy gan hoặc suy thận nặng: Được khuyến nghị sử dụng insulin thay vì Gliclazide;
Người đang điều trị bằng miconazole;
Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
2. Cách dùng và liều dùng thuốc Gliclazide 80mg
Cách dùng: Thuốc tiểu đường Gliclazide 80mg dùng theo đường uống.
Liều dùng: Tổng liều hằng ngày có thể thay đổi trong khoảng 40 - 320mg. Liều dùng được điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân, bắt đầu với 40 - 80mg/ngày, tăng dần cho tới khi đạt mức kiểm soát bệnh thích hợp. 1 liều duy nhất không được vượt quá 160mg. Khi cần dùng liều cao hơn, bệnh nhân có thể sử dụng Gliclazide 2 lần/ngày, theo các bữa ăn chính trong ngày. Ở những bệnh nhân béo phì hoặc những người không đáp ứng đầy đủ với Gliclazide, có thể sẽ cần điều trị bổ sung.
Quá liều: Sử dụng thuốc Gliclazide quá liều có thể gây hạ đường huyết. Cách xử lý cụ thể:
Với các triệu chứng hạ đường huyết vừa phải, không có dấu hiệu mất ý thức hoặc thần kinh, cần điều trị bằng cách bổ sung carbohydrate, điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi chế độ ăn. Nên tiếp tục theo dõi cho tới khi xác định bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch;
Trường hợp xảy ra phản ứng hạ đường huyết nghiêm trọng (hôn mê, co giật, rối loạn thần kinh), cần được điều trị cấp cứu ngay. Nếu nghi ngờ hôn mê hạ đường huyết, bệnh nhân cần được tiêm tĩnh mạch nhanh 50ml dung dịch glucose đậm đặc (20 - 30%), sau đó truyền dung dịch glucose loãng hơn (10%) với tốc độ duy trì mức đường huyết trên 1g/l. Người bệnh cần được theo dõi đường huyết và sức khỏe chặt chẽ.